Cân Minh Hoàng là nhà sản xuất và nhập khẩu trực tiếp sản phẩm cân ô tô điện tử tử lớn nhất Việt Nam.Sau đâu chúng tôi xin đưa ra cho quý khách hàng một quy trình để lắp đặt một trạm cân xe tải hoàn chỉnh và quy mô nhất.
Danh mục
Móng trạm cân ô tô
Đế móng
Móng luôn chiếm vị trí quan trọng của một công trình, móng là bước khởi đầu để ta đi tiếp các bước sau đó.Cũng vì lẽ đó mà việc xây hố móng cho cân ô tô luôn được ưu tiên hàng đầu và là một khâu quan trọng để có một chiếc cân ô tô tốt, chất lượng.Móng cân chắc chắn, có độ bền ổn định thì tuổi thọ của cân mới được lâu dài.Tuỳ vào địa chất khu đất mà ta lựa chọn các phương án gia cố cho móng cân. Ta có thể dùng phương án đóng cọc bằng tre hoặc dùng cọc bê tông để gia cố đế móng.
Mặt móng
Mặt móng cân được đổ bêtông chắc chắn, có độ soải nhất định để có thể thoát nước (cân nổi) và có lắp đặt hệ thống bơm,thoát nước (đối với cân chìm).
Cơ khí bàn cân
Khung bàn cân
Tuỳ theo yêu cầu mà khung bàn cân được thiết kế theo các kích thước khác nhau, ta có các mức tải max như:60,80,120 tấn….Khung bàn cân đựoc chia ra thành nhiều modul để thuận tiện cho việc di chuyển, lắp đặt cũng như việc căn chỉnh lại. Thông thường thì với yêu cầu tải trọng cao, khung bàn cân dùng các thanh dầm chữ U (dày 5-10mm) tuỳ theo yêu cầu tải. Tương tự cho mặt sàn bàn cân cũng vậy. Trên khung bàn cân được khoan các lỗ để đi dây tín hiệu ngầm, vừa cho tính mỹ quan vừa đảm bảo độ bền cho dây tín hiệu. Các khớp nối giữa các module được thiết kế chính xác đảm bảo khi lắp ráp các module lại, mặt bàn cân là mặt phẳng đồng nhất.
Lắp đặt khung bàn cân
Dùng cẩu đưa các khối module vào vị trí đã định sẵn trên móng cân sao cho vị trí các khớp nối ăn khớp với nhau. Dùng vật kê khung bàn cân cao cách mặt đất khoảng 30cm ở tất cả các góc (tránh các vị trí đặt load cell). Tiến hành gá lắp các ốc vít liên kết với các module. Các điểm khoan vít được đặt tại vị trí 2 điểm đầu của các modul. Để bảo vệ khung bàn cân ta có các chốt định vị, các chốt này đảm bảo độ dao động của bàn cân không vượt quá giới hạn cho phép hay là độ dao động cho phép của cảm biến tải. Tùy thuộc bàn cân ô tô lắp chìm hay nổi mà các chốt định vị (hay còn gọi là các chốt giảm dao động) sẽ có cách thiết kế khác nhau.Khoảng cách giữa khung bàn cân và hố móng tại các góc dao động trong khoảng từ 0,7 – 1cm.Để thuận tiện trong việc căn chỉnh đế cảm biến lực ta nên kê khung bàn cân cách mặt đất một khoảng 30-40 cm trước khi cố định cảm biến lực xuống đế.
Căn chỉnh đế cảm biến
Đế móng cân đã được gắn các bản mã cơ khí và được gắn cố định lên bề mặt của móng cân, đây là nơi ta đặt các chén (đế) cảm biến.
Cảm biến bi cầu
Tiến hành đặt chén đã có bi sao cho vào chính tâm của load cell đã gắn trên khung bàn cân. Tức là đặt sao cho đế dưới, bi và đế trên của cảm biến phải đồng trục. Dể lấy cao độ cho các góc (các điểm đặt loadcell) ta dung kích thủy lực để nâng hạ khung bàn cân. Dùng các bản mã có độ dày khác nhau để đưa các góc về cùng một cao độ. Sau khi đã căn chỉnh chuẩn, tiến hành hạ kick. Lúc này phải chắc chắn rằng các loadcell đã được đặt đúng vị trí.
Hệ thống điện
Đi dây và đấu nối
Tiến hành đi dây tín hiệu trong các đường ống (đi ngầm) hoặc treo gọn gàng dọc theo khung bàn cân đảm bảo tính mỹ quan và tránh để ngoại cảnh tác động làm hư hại ảnh hưởng tới sự dẫn tín hiệu. Tiến hành đấu nối các đầu dây tín hiệu vào hộp nối. Lưu ý cần đánh dấu chính xác các đầu dây để thuận tiện trong việc căn chỉnh và thay thế sau này.
Kiểm tra, căn chỉnh tín hiệu
Sau khi đã đấu nối xong các dây tín hiệu vào hộp cộng tín hiệu ta tiến hành kiểm tra tín hiệu điện cho từng loadcell tại hộp nối.
– Kiểm tra tín hiệu điện đầu vào của mỗi loadcell thông qua kiểm tra điện áp 2 dây tín hiệu có màu Đỏ(+) và dây tín hiệu Đen(-), điện áp đath khoảng 5 vôn là chuẩn.
– Kiểm tra tín hiệu đầu ra của mỗi con cảm biến thông qua kiểm tra 2 dây tín hiệu có màu Xanh lá ( out +) và dây tín hiệu Trắng (out -). Đồng thời lúc này tiến hành đưa tải lên để căn chỉnh tín hiệu điện ở đầu ra cho mỗi loadcell thồng qua việc chỉnh chiết áp trng hộp nối (theo chiều kim đồng hồ là tăng và ngược chiều kim đồng hồ là giảm). Trong khâu này nếu như tín hiệu đầu ra của các loadcell chênh lệch nhau quá lớn ta cần xem lại phần cơ khí, xem lại cao độ tại mỗi điểm loadcell bằng cách kê, kích thêm bản mã vào phần đế loadcell. Khi tín hiệu điện đã ổn định và đồng nhất bằng nhau ta tiến hành thử tải.
Thử tải cho hệ thống cân xe tải
Thử tải tại các khớp nối modul
Do bàn cân được liên kết với nhau bằng nhiều khớp nối (ít nhất là 1 khớp nối hoặc 2 khớp nối) cho nên cần thử tải tại mỗi khớp nối. Cho xe lên mặt bàn cân, chạy nhanh rồi thắng gấp đột ngột tại điểm khớp nối. Quá trình này lặp lại nhiều lần để đảm bảo các khớp nối đã có sự liên kết chặt chẽ và khớp vào nhau.
Thử tải tại các điểm góc, khớ nối
– Tiến hành Calib đầu cân. Trọng lượng tải dùng calib càng sát với tải max thì độ chính xác càng cao. Trường hợp không có tải lớn ta có thể dùng tải nhỏ nhưng đặt gấp khoảng 3 lần tải tronhj thực tế.
– Dùng tải chuẩn đã biết trước trọng lượng tiến hành di chuyển chậm tới các điểm đặt loadcell, dùng thêm tải nhỏ 2-5 kg trong khi căn chỉnh để giảm bớt sai số
Khi quá trình thử hoàn tất và kết quả sau n lần cân là như nhau là ok.
Các lỗi thường gặp trong quá trình lắp cân ô tô
Cân hiển thị kết quả không ổn định
– Trong quá trình calib tín hiệu ổn định chưa được xác định đã đặt tải sẽ xảy ra lỗi này. Do vậy trong quá trình calib cần cẩn thận, sai một ly se đi một dặm
– Loadcell bị lỗi do độ ẩm cao hoặc do lỗi thiết bị cần kiểm tra thay thế.
– Kiểm tra đường dẫn dây tín hiệu, các điểm tiếp xúc, jack cắm
– Hệ thống tiếp đất gặp vấn đề, dẫn tới kết quả cân không chính xác -> kiểm tra hệ thống tiếp mát.
Lệch góc
– Các loadcell chưa cùng cao độ dẫn tới kết quả cân tại mỗi góc khác nhau. Vấn đề này có thể căn chỉnh thông qua việc chỉnh chiết áp trong hộp nối hoặc kê, kich tại mỗi con cảm biến tải
Hiện tượng cell chết
Tất cả các load cell khi đi lắp đặt đều được kiểm tra và chọn lựa kỹ. Trong quá trình lắp đặt nếu xảy ra va chạm mạnh hay bị sốc điện sẽ dẫn tới chết, hư hỏng cảm biến . Tiến hành đo điện trở 2 dây tín hiệu đầu vào là dây Đỏ và Đen, nếu điện trở bằng 0 là hỏng cảm biến lực .
Cân không hiển thị, đầu cân không có tín hiệu:
- Kiểm tra điện áp nguồn vào đầu cân và các thiết bị kèm theo
- Kiểm tra hệ thống dây tín hiệu.
- Lắp các thiết bị phụ trợ(sẽ bổ sung sau)
- Màn hình hiển thị phụ
- Máy tính, máy in
- Cọc tiếp địa, hệ thống chống sét lan truyền
- Cài đặt phần mềm
- hệ thống tiếp mát cho đầu cân, loadcell, may tinh..
Cam kết với khách hàng:
- Hàng Thật.Chứng từ nguồn gốc rõ ràng.
- Sản phẩm chất lượng cao.Chúng tôi cam kết cung cấp cho khách hàng các loại hàng hoá có chất lượng cao, hàng chính hãng. Chính xác tuyệt đối.
- Giá bán cân ô tô tốt nhất.Chúng tôi cam kết luôn bán giá tôt nhất trên thị trường vì vậy bạn không sợ bị mua đắt, mua hớ.
- Dịch vụ bảo hành hoàn hảo.Bảo trì bảo hành bất cứ khi nào bạn yêu cầu.
Bài viết liên quan
Tiêu chí đánh giá cân bàn điện tử tốt nhất
Như chúng ta đã biết, cân bàn điện tử đã và đang đượ sử dụng
Th12
Sản phẩm cân bàn điện tử không thể thiếu đối với người dùng cân điện tử
Bài viết này công ty Minh Hoàng cân điện tử xin giới thiệu những sản
Th12
Cân điện tử tính tiền thông thường giá rẻ
Th12
Hiệu chuẩn kiểm định thiết bị là gì?
VÌ SAO CẦN PHẢI HIỆU CHUẨN THIẾT BỊ ?Theo Luật Đo lường Việt Nam, Hiệu chuẩn là
Tốp 5 cân bàn điện tử tin dùng nhất năm
Cân bàn điện tử trên thị trường hiện nay phong phú chủng loại và mẫu
Tốp 3 sản phẩm cân điện tử 30kg đáng mua
Thị trường cân điện tử ngày càng mở rộng với nhiều mẫu mã và giá