Một câu hỏi mà người dùng nào khi chọn mua đều thắc mắc làm thế nào để lựa chọn cân ô tô tốt nhất , với chi phí làm đặt rẻ nhất. Bài viết này Minh Hoàng xin đưa ra những tiêu chí nhằm giúp người dùng trả lời được câu hỏi trân và có lựa chọn tối ưu nhất.

Danh mục

Những yếu tố lựa chọn sản phẩm tốt nhất

Vị trí lắp đặt trạm cân như thế nao?

  • Vị trí lắp đặt như thế nào để việc sử dụng trạm cân tốt nhất tối ưng nhất.
  • Trạm cân của bạn cần xử lý giao thông theo hai hướng hay một hướng?
  • Khu vực đặt trạm cân có đủ rộng để xe dễ dàng đi vào và đi ra hay không?
  • Có khu vực để bố trí được nhà điều hành gần trạm cân?
  • Diện tích khu vực đủ rộng để làm đường dẫn cho trạm cân không? (6m mỗi bên)
  • Khu vực đặt bàn cân có thoát nước tốt không? Gần đường cống thoát nước chung không?

Ưu và nhược điểm của loại cân lắp chìm hay cân lắp nổi như sau:

  • Cân lắp đặt kiểu nổi:

Ưu điểm: Nằm hoàn toàn trên mặt đất nên việc bảo trì rất ít, vệ sinh dễ dàng nhanh chóng. Không bị ảnh hưởng nhiều của môi trường bên ngoài.
Nhược điểm:Chiếm nhiều diện tích làm đường dốc lên xuống.

  • Cân lắp đặt kiểu chìm:

Ưu điểm: Nằm chìm hoàn toàn dưới đất nên chỉ chiếm diện tích đúng bằng kích thước của bàn cân . Không ảnh hưởng đến mỹ quan chung của công ty.
Nhược điểm:Hầm trạm cân điện tử kiểu chìm chi phí xây dựng lớn. Phải làm vệ sinh thường kỳ do rác bùn đất rơi xuống, phải bơm nước khi mưa xuống không nước ngập sẽ làm hỏng cảm biến của cân. Dễ bị chuột làm tổ và cắn đứt dây tín hiệu của cân

  • Minh Hoàng khuyên người dùng:

Nếu nhà máy đặt ở đồng bằng và không bị hạn chế về diện tích đất sử dụng, Quí khách hàng có thể chọn kiểu hầm nổi để có thể thực hiện tốt công tác bảo trì, sữa chửa sau này

Nếu nhà máy được đặt ở các vị trí quá cao (trên đồi) Quí khách hàng nên sử dụng kiểu hầm chìm để đảm bảo độ ổn định của cân

Ở những nơi có địa hình thấp, dễ bị úng ngập do mưa hoặc khả năng thoát nước chậm nên dùng cân nổi

Nếu diện tích hẹp, nên chọn cân chìm kiên hai việc: Cân và đường đi

Lựa chọn kích thước bàn cân:

Kích thước bàn cân cần phù hợp với chiều dài xe thường cân để tránh lãng phí tiền bạc và diện tích bố trí cân vì ngoài đường lên cân còn có đường tránh. Kích thước bàn cân thường có các quy cách sau: chiều ngang thường là 3m hoặc 3.4m, chiều dài có các mức 8m, 10m, 12m, 14m, 16m, 18m, 20m…. Kích thước bàn cân càng dài, chi phí nguyên vật liệu để sản xuất sẽ cao hơn.

Thông thường thì kích thước chiều ngang bàn cân ô tô xe tải là 3m, với điều kiện an toàn cao hơn thì dùng 3.4m, còn chiều dài bàn cân thì phụ thuộc vào loại xe thường xuyên cân, phổ biến nhất là 3 loại:

Chiều dài bàn cân 08m: cân được các loại xe tải nhỏ, mức cân thường – Chiều dài bàn cân 12m: cân được hết các loại xe tải, cân được xe container (tháo đầu kéo),  mức cân thường từ 60 tấn.

Chiều dài bàn cân 18m: cân được tất cả các loại xe tải, xe container nguyên đầu kéo, mức cân thường từ 60 tấn ~ 120 tấn

Kích thước bàn cân thường thiết kế theo tiêu chuẩn của các loại xe tải được sản xuất, sử dụng phổ biến hiện nay

Trạm cân  1 cầu, 2 cầu tải trọng 7,5-20 tấn bàn cân dài 10m

Trạm cân 2 cầu, container 20 feet tải trọng 20-60 tấn bàn cân dài 12m

Cân xe container 40 feet, xe chuyên dụng 80-120 tấn bàn cân dài 18m .

Tải trọng max khi lựa chọn:

Mức trọng tải lớn nhất của cân phải phù hợp với yêu cầu thực tế của Quý khách và dự tính cho tương lai, thông thường giá trạm cân xe điện tử không phụ thuộc nhiều vào mức trọng tải lớn nhất của trạm cân mà thực tế lại phụ thuộc nhiều vào chiều dài của bàn cân điện tử. Vì vậy hãy cố gắng chọn loại cân có tải trọng lớn nhất có thể phù hợp với chiều dài cầu cân đã chọn.
Ví dụ:

  • Cân xe chở xăng dầu, gas chỉ cần dùng loại cân 30 – 40 tấn.
  • Cân xe chở quặng thường dùng từ loại 80 tấn trở lên.
  • Cân sắt thép thường dùng từ loại 100 tấn – 120 tấn.

Cần chú ý môi trường sử dụng trạm cân

Khung bàn cân xe tải là bộ phận quan trọng nhất đảm bảo sự cứng vững và ổn định lâu dài của cân, khung bàn cân lại chiếm tỷ trọng lớn (2/3) trong giá thành và phần lớn được sản xuất tại Việt Nam, tùy thuộc vào tiêu chí phục vụ của nhà sản xuất mà thị trường có 3 loại kết cấu khung bàn cân:

Bàn cân bê tông, khung thép: phù hợp môi trường ẩm ướt, nguyên liệu có tính ăn mòn cao, nặng, khó di chuyển tháo dỡ

Bàn cân thép, khung thép U chấn hoặc I đúc: môi trường khô ráo, nguyên vật liệu thông thường tính ăn mòn thấp, nhẹ, dễ di chuyển tháo dỡ

Bàn cân thép, kết cấu bằng tôn dập chữ U. Các dầm chịu lực chính của bàn cân là tôn U uốn chạy dọc bàn cân.

Bàn cân thép, kết cấu bằng thép I đúc nguyên thanh nhập khẩu. Các dầm chịu lực chính của bàn cân là thép I đúc nguyên thanh như I 300, I 350, I 600 tôn U uốn chạy dọc bàn cân.
Về kết cấu bàn cân thép thì kết cấu cân làm bằng thép hình I có cơ tính, độ đàn hồi và khả năng chịu lực cao hơn so với tole tổ hợp chấn hình U, tuy nhiên giá thành thép hình I thì cao hơn tole chấn…

Lựa chọn thiết bị lắp đặt tốt nhất:

Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất thiết bị cân, trong số đó có hãng Mettler Toledo & AND là những tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực này.
Thiết bị cân được phân ra làm 2 loại chính: thiết bị số (DIGITAL) và thiết bị tương tự (ANALOG)
H
iện tại hầu hết các tập đoàn lớn đều dùng thiết bị số vì tính chính xác và tính năng ưu việt hơn gấp nhiều lần so với thiết bị tín hiệu analog. Tuy nhiên mếu trạm cân của bạn muốn khấu hao nhanh vẫn có thể sử dụng thiết bị analog mà vẫn đáp ứng yêu cầu kiểm định của trạm cân điện tử với cấp chính xác III

SO SÁNH GIỮA THIẾT BỊTÍN HIỆU TƯƠNG TỰ (ANALOG) VÀ TÍN HIỆU SỐ (DIGITAL)
Đặc tính kỹ thuậtThiết bị AnalogThiết bị số Digital
Độ chính xác (quan trọng)1/30,0001/1,000,000
Tiêu chuẩn chống nướcIP68IP69
Tự động điều chỉnh bù sai số do môi trườngKhông
Độ ổn định của thiết bị tác động lên cânCân có độ ổn định cao
Chức năng chống sét & chống nhiễu của thiết bịKhôngKhông
Khi một thiết bị Loadcell của cân gặp sự cốCân ngừng ngay hoạt động cho đến khi xử lý xong sự cốCân vẫn tạm thời hoạt động bình thường cho đến khi xử lý xong sự cố.
Lắp đặt và căn chỉnhKhó vì các loadcell của cân là cùng 1 hệ thống truyền tín hiệuDễ vì mỗi loadcell là một máy tính công nghiệp, tín hiệu cảm biến sẽ được thiết bị xử lý ngay tại chỗ rồi mới truyền về Hộp nối tín hiệu và truyền về Bộ chỉ thị cân
Thời gian bảo trì, sửa chữa khi cân gặp sự cốTính theo ngàyVài giờ/vài phút (tùy sự cố)
Khả năng hoàn vốn cho chủ đầu tư (Hiệu quả kinh tế khi sử dụng)LâuNhanh

Hiện tại rất nhiều loại thiết bị đầu đọc, loadcell trôi nổi trên thị trường, đủ các giá thành chất lượng khác nhau. Chúng ta không nên chọn các sản phẩm rẻ tiền xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, có một số lượng lớn nhà cung cấp tại Châu Âu, Nhật, Mỹ không có nhà máy sản xuất trực tiếp, để tiết kiệm chi phí, họ đặt hàng từ các OEM (viết tắt của Original Equipment Manufacturer – nhà sản xuất thiết bị gốc), và phần lớn các OEM đặt tại Trung Quốc. Các OEM này thường phải là nhà sản xuất có quy mô và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ các nhà cung cấp Châu Âu, Nhật, Mỹ. Một số nhà cung cấp khác có thương hiệu uy tín, nhưng nhà máy sản xuất thiết bị cũng dần dần được dời đến Trung Quốc và thiết bị được sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng từ công ty mẹ tại Châu Âu hoặc Mỹ. Trong đó có Mettler Toledo & AND là 2 thương hiệu nổi tiếng của Mỹ & Nhật.

Do đó, để tránh mua lầm thiết bị kém chất lượng, Quý khách hàng nên yêu cầu nhà cung cấp tại Việt Nam cung cấp các tài liệu CO, CQ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thiết bị và các tài liệu CO, CQ nên có công chứng của cơ quan công chứng có thẩm quyền. 

Lựa chọn về chi phí lắp đặt:

Giá khung bàn cân chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành tổng thể cân (khoảng 2/3 giá thành trạm cân xe điện tử), mà trong giá thành khung bàn cân thì giá trị sắt thép chiếm tới trên 70 % nên thay đổi kết cấu bàn cân sẽ làm thay đổi hẳn giá thành của trạm cân xe điện tử, bên cạnh đó thiết bị loadcell & đầu đọc là phần còn lại ảnh hưởng nhiều đến giá thành của một cầu cân. Với khung bàn cân thép I đúc nguyên khối bao giờ cũng cứng cáp hơn dầm U tôn chấn.

Hai chiếc cân của 2 nhà sản xuất khác nhau khi mới lắp đặt xong thì đều đạt tiêu chuẩn về kiểm định cân xe tải và trong thời gian còn bảo hành thường ít gặp những hư hỏng đáng tiếc, nhưng sau một thời gian sử dụng sẽ bộc lộ dần chất lượng của một chiếc cân tốt và chiếc cân không tốt. Ngoài việc mất thời gian chờ đợi sửa chữa, thay thế thì chi phí sửa chữa cânnhiều khi còn lớn hơn cả chi phí “tiết kiệm được” lúc ban đầu.

Do vậy có thể nói: giá thấp hơn chưa chắc đã là giá rẻ, giá cao hơn cũng không phải là giá đắt.

Lựa chọn đơn vị cung cấp:

Để yên tâm rằng thiết bị mình lựa chọn có chất lượng tốt, quý khách hàng nên lựa chọn nhà sản xuất thiết bị có thương hiệu và đơn vị cung cấp dịch vụ có kinh nghiệm, uy tín đảm bảo hàng chính hãng. Tốt nhất là chọn đơn vị có thể cung cấp giải pháp đồng bộ xây dựng – cơ khí – điện tử – kiểm định đo lường, đã từng có kinh nghiệm làm việc với các tập đoàn lớn.

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết liên quan

Lưu ý về cách thức sử dụng cân ô tô đúng cách

Cân ô tô những lưu ý sử dụng cân đúng cách , sử dụng đúng

Hướng dẫn sử dụng đầu cân D2008FA Keli

Một một thiết bị đầu hiển thị cân sẽ có cách sử dụng căn chỉnh

Nên lựa chọn lắp trạm cân bê tông hay cơ khí?

Khi người dùng đang cần lựa chọn lắp đặt trạm cân xe tải các bước để

Kết nối dây tín hiệu với đầu cân XK3190-D10

Két nối loadcell với đầu cân XK3190-D10 Đầu hiển thị cân của hãng Yaohua Đài

Kết nối đầu cân XK3190-A9P với loadcell?

Đầu cân điện tử XK3190-A9P là một sản phẩm của hãng Yaohua Đài Loan được

Kỹ thuật lắp đặt cảm biến cho trạm cân ô tô

Danh mục Kỹ thuật lắp đặt cảm biến lực cho trạm cân ô tô Việc

Có thể bạn quan tâm
x
Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo
Chúng tôi ở đây và luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho quý khách. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần :)